Vùng kín là bộ phận vô cùng quan trọng của em bé, vì thế nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách khi bị hăm, sẽ có khả năng để lại một số hệ lụy nghiêm trọng. Thời gian gần đây, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc của mẹ bỉm về việc Bé bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng tránh như thế nào? Bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho mẹ.
Mức độ nguy hiểm của hăm vùng kín phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh mà em bé đang gặp phải.
Trong giai đoạn đầu, khi mức độ hăm còn nhẹ, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, giật mình trong giấc ngủ thường xuyên. Điều này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến cân nặng và sức khỏe của trẻ. Nếu nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở bé gái, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh đường tiết niệu.
Khi các nốt hăm của bé bị trầy xước, bị chà xát quá mạnh gây vỡ, khả năng nhiễm khuẩn là vô cùng lớn. Trong một thời gian dài tiếp xúc, vi khuẩn có thể gây viêm tại chỗ và sau đó xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể để gây bệnh. Đường tiết niệu và thận là những cơ quan dễ bị tấn công nhất, gây nên các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu với các biểu hiện tiểu buốt, tiểu rát rất đau hoặc suy thận.
Tất cả những biến chứng đó đều gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hiện tại và chức năng sinh sản sau này của bé.
Vì đặc thù cấu tạo cơ quan sinh dục, nên việc điều trị hăm vùng kín của bé nam và bé nữ có nhiều điểm khác nhau. Mẹ nên lưu ý để có cách xử lý đúng đắn.
Trong giai đoạn đầu, mới gặp phải tình trạng hăm, mẹ nên vệ sinh chim sạch sẽ và nhẹ nhàng cho em bé, không đóng bỉm hoặc mặc quần chật, khó thoát mồ hôi và sử dụng các loại kem có tác dụng trị hăm, làm dịu da nhanh chóng.
Nếu bé bị hăm chim lâu ngày, đã xuất hiện vết loét, vết mủ, chảy dịch hay viêm thì mẹ cần khẩn trương đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được điều trị.
Với bé nữ, do cấu tạo sinh lý ống dẫn nước tiểu rất gần với hậu môn, nên những vi khuẩn gây bệnh từ hậu môn có cơ hội cao hơn xâm nhập và gây viêm cho đường tiết niệu. Do đó, lúc vệ sinh và làm sạch bướm cho bé trong trường hợp hăm bướm, mẹ cũng phải cực kỳ cẩn thận.
Mẹ chỉ nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín chuyên dụng cho bé nữ, hạn chế tối đa sử dụng các loại nước nấu lá vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đồng thời, mẹ cũng nên dùng kem trị hăm có tác dụng kháng viêm, làm dịu, làm mát da cho bé để nhanh khỏi hơn.
Để phòng tránh hăm vùng kín ở cả bé nam và bé nữ, mẹ cần:
Kem bôi da cho bé Babyavakin là sản phẩm đa năng đa công dụng khi có thể vừa giúp giải quyết nhanh chóng vừa phòng ngừa hăm hiệu quả cho bé. Kem sử dụng nguyên liệu thiên nhiên được nhập khẩu có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, phục hồi tái tạo da sẽ hỗ trợ giảm nhanh tình trạng hăm cho bé. Đồng thời, bảng thành phần lành tính không chứa Paraben, Corticoid nên Babyavakin là lựa chọn an toàn khi bôi hàng ngày phòng ngừa hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trên đây là những chia sẻ khoa học về mức độ nguy hiểm, cách dự phòng và điều trị bé bị hăm vùng kín. Hy vọng sau khi đọc những thông tin này, ba mẹ bé đã có câu trả lời hữu ích cho câu hỏi Bé bị hăm vùng kín phải làm sao? và đã có thêm kiến thức để phòng tránh hăm vùng kín cho bé hằng ngày.
Tham khảo thêm: Bỏ túi 4 cách trị hăm cổ cho bé đơn giản mà hiệu quả bất ngờ!
Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.
Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng
CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội
Email: cskh@cvi.vn Hotline: (024)36686938