Hăm da là tình trạng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách, nó rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, gây ra đau rát, khó chịu cho bé. Vậy bé bị hăm da tắm lá gì đơn giản, dễ kiếm mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao? Bài viết này sẽ chia sẻ đến mẹ 5 loại thảo dược điều trị hăm da cho bé thân thuộc, an toàn và tác dụng tốt nhất nhé!
Theo các nhà khoa học, búp ổi non có tác dụng tăng cường sức mạnh của hàng rào bảo vệ da và kích thích sự phát triển tế bào da mới sau tổn thương. Theo đông y, búp ổi có tính kháng khuẩn và tính se, giúp niêm mạc săn lại và làm dịu vết thương, vết đỏ rát trên da.
Mẹ có thể chữa hăm cho bé bằng búp ổi non theo các bước sau:
Lá trầu không rất lành tính, có tác dụng tiêu viêm và làm dịu da rất tốt. Mỗi lần tắm cho bé, mẹ nên sử dụng khoảng 5-10 lá trầu có độ già vừa phải, ngâm chúng trong nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn sau đó rửa sạch.
Cắt nhỏ lá trầu, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước lọc, sau đó để nguội và pha loãng cùng nước mát và tắm cho bé. Sau khoảng 2-3 lần tắm với lá trầu, tình trạng hăm của bé sẽ được giảm đi rõ rệt.
Ngải cứu có tính sát khuẩn, sát trùng và làm mát tốt. Đồng thời, tắm nước ngải cứu cũng hỗ trợ bé ngủ ngon hơn, phòng ngừa cúm và các bệnh hô hấp tốt hơn. Vì vậy, mẹ hoàn toàn có thể sử dụng ngải cứu để tắm khi bé bị hăm.
Cách thực hiện như sau:
Trước khi đun sôi 200g lá ngải cứu với 2 lít nước, mẹ cần ngâm chúng với nước muối pha loãng và rửa lại bằng nước sạch. Các bước sau đó, mẹ thực hiện như quy trình đối với nước tắm búp ổi non hay lá trầu.
Tính chất tiêu viêm, kháng khuẩn của lá khế được các nhà khoa học đánh giá cực kỳ cao. Loại thảo dược này cũng rất dễ kiếm, hầu như nhà nào cũng có. Do đó, mẹ bỉm có thể dễ dàng kiếm lá và nấu nước tắm cho bé.
Mẹ dùng một nắm lá khế rửa sạch với nước, giã nhuyễn, lọc lấy dịch, bỏ bã. Sau đó, đun sôi dịch lọc với 1 lít nước, để nguội đến khoảng 38℃ rồi dùng khăn mềm thấm nhẹ lên các vùng da bị hăm của em bé. Nên nhớ, mẹ chỉ nên thấm nhẹ nhàng để tránh làm xước vùng da đang nhạy cảm của bé. Sau đó, mẹ hãy tráng qua bằng 2 lần nước sạch để loại bỏ hết cặn dư thừa dính trên da nhé!
Bên cạnh sử dụng lá tắm khi bé bị hăm da, mẹ có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm kem bôi da lành tính cho bé. Trong đó, Kem bôi da cho bé Babyavakin là sản phẩm được nhiều mẹ bỉm ưu ái lựa chọn nhờ các ưu điểm nổi bật: nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên (Cỏ Biển, Rêu Tây Ban Nha, Hoa Sen Hồng, Tinh chất Nghệ Trắng Nano THC,…), sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn CGMP, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thêm vào đó, Babyavakin không chứa Paraben và Coticoid, mẹ bỉm có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho con hàng ngày.
Trên đây là 5 loại thảo dược tắm dùng để trị hăm da cho bé và các bước thực hiện chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm thông tin và có thể lưu lại kiến thức bổ ích vào cuốn cẩm nang mang tên “Bé bị hăm da tắm lá gì?” của mình mẹ nhé!
Xem thêm:
Bật mí 4 cách giúp trẻ không bị hăm da bác sĩ nhi khuyên làm
Bé bị hăm vùng kín phải làm sao? Phòng tránh như thế nào?
Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.
Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng
CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội
Email: cskh@cvi.vn Hotline: (024)36686938