Trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay là biểu hiện ban đầu của một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch. Nếu không được xử lý kịp thời, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ. Dưới đây là 3 xử lý vô cùng quan trọng khi khi trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay mà mẹ nên nắm rõ để kịp thời chăm sóc và điều trị cho con.
Các triệu chứng đặc trưng của mẩn ngứa nổi mề đay bao gồm:
Các nốt sẩn ngứa: các nốt sẩn này nổi cao hơn bề mặt da, đa số có màu đỏ hoặc màu nhợt hơn da, gây ngứa. Càng ngứa, bé càng gãi, các nốt sẩn này càng lan rộng ra vùng da khác. Thậm chí, trong lúc bé cào gãi do ngứa đó, có thể gây ra hiện tượng xước da, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
Hiện tượng phù mạch: Hiện tượng này thường xảy ra khi mẩn ngứa mề đay của trẻ chuyển qua giai đoạn nặng hơn, đa số gặp ở các bộ phận như mí mắt, môi hay cơ quan sinh dục ngoài. Lúc này, các nốt sẩn ngứa phát ban lớn, khiến vùng da bị sưng to lên, gọi là phù mạch.
Trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều: Mề đay gây ra các nốt mẩn ngứa cực kỳ khó chịu cho trẻ, khiến chúng khó chịu, chán ăn và quấy khóc rất nhiều và xảy ra nhiều vào ban đêm. Lý do được cho rằng vào ban đêm, da mất ẩm nhiều hơn ban ngày, dẫn đến tình trạng ngứa rát ở các nốt mẩn mề đay nặng hơn.
Để hạn chế tình trạng mề đay nặng thêm, hạn chế phù mạch và giảm khó chịu cho trẻ, mẹ cần có biện pháp xử lý kịp thời giúp dịu da và điều trị phù hợp.
Dưới đây là 3 bước xử lý quan trọng mẹ cần thực hiện khi trẻ bị mề đay.
Mề đay là bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch, thường xảy ra ở các bé có cơ địa kích ứng với dị nguyên như phấn hoa, lông chó mèo hay bụi bẩn, bụi vải quần áo,… Do đó, việc đầu tiên mẹ cần làm khi em bé bị nổi mẩn mề đay là cách ly bé khỏi các dị nguyên này.
Trong các trường hợp bé bị nổi mề đay cấp có các biểu hiện trở nặng như phù mạch, nổi mề đay khắp người ba mẹ cần nhanh chóng đưa con ngay tới cơ ở y tế gần nhất để bác sĩ điều trị và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Trong một số trường hợp bé bị nổi mề đay nhẹ, mẹ nên gọi điện cho bác sĩ, chuyên gia y tế và mô tả tình hình của con để bác sĩ đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
Một số nhóm hoạt chất thường được bác sĩ kê cho trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay là thuốc bôi giảm ngứa hoặc thuốc điều trị dị ứng kháng histamin H1.
Trong quá trình theo dõi, để làm giảm ngứa rát, khó chịu tức thời, mẹ nên thấm hoặc tắm nước mát tại vùng da bị bệnh hay toàn thân cho bé.
Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng các nước lá tắm thảo dược như sài đất, rau má, ngải cứu… đun sôi để nguội để giúp làm dịu nhanh hơn. Các thảo dược này cũng có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt, vì vậy, có thể giúp bé giảm viêm, giảm đỏ rát trên da.
Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, để hạn chế nhiễm khuẩn khi tắm lá, mẹ cần ngâm kỹ lá này với nước muối loãng, sau đó đun sôi với nước sạch.
Trên đây là 3 bước xử lý vô cùng quan trọng khi trẻ bị mẩn ngứa nổi mề đay mà mẹ cần thuộc lòng để kịp thời chăm sóc và điều trị cho bé. Mỗi bước đều có những lưu ý nhất định mà mẹ cần tuân thủ và nắm rõ để mang lại an toàn và tác dụng điều trị nhanh chóng cho bé.
Xem thêm: Top 4 loại lá tắm trị mẩn ngứa hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nhãn hàng sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển.
Giao hàng tận tay và thanh toán khi nhận hàng
CGPKD số 0104550255 Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội. Ngày cấp: 05/08/2011
Trụ sở chính: Lô đất CNI - 08B-3 khu công nghiệp công nghệ cao 1 khu công nghệ cao hòa lạc, Km29 đại lộ Thăng Long, xã Thạch hòa, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội
Email: cskh@cvi.vn Hotline: (024)36686938